Trung tâm Tuyển sinh EduLink

Danh mục

Chia sẻ ngay

Facebook
Telegram
Pinterest
Email

Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm là gì? Học bồi dưỡng Online

Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm là gìHọc chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm ở đâu? Giá bao nhiêu? Đó là một vài câu hỏi hiện đang được rất nhiều người quan tâm và gửi về cho EduOn.

Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết toàn bộ thông tin trên qua nội dung sau đây nhé!

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là một loại chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cấp cho những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục hoặc đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục.

Chứng chỉ NVSP được xem như một loại bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực sư phạm và là điều kiện cần để được phép giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn quốc. Ngoài ra, học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm còn là cơ hội để các giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy.

Để có được chứng chỉ NVSP, các ứng viên cần hoàn thành chương trình đào tạo về nghiệp vụ sư phạm tại các trường đại học, cao đẳng hoặc tổ chức đào tạo sư phạm được Bộ GDĐT công nhận. Sau đó, các ứng viên sẽ phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp để đạt được chứng chỉ NVSP.

Chứng chỉ mghiệp vụ sư phạm có mấy loại?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cũng được chia thành nhiều chương trình khác nhau, với nội dung và thời gian học khác nhau, phù hợp với từng cấp độ, chuyên môn của người học.

Cụ thể các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được chia như sau:

  • Khóa học NVSP Mầm non: Dành cho người đã tốt nghiệp THCS trở lên. Chương trình này dành cho giáo viên tại các trường mầm non, cơ sở mầm non. Đây là chương trình học có yêu cầu đầu vào đơn giản nhất. Tuy nhiên người học cũng có thể không xin được vào những cơ sở lớn vì những đơn vị này thường yêu cầu bằng Trung cấp hoặc Cao đẳng trở lên
  • Khóa NVSP Tiểu học, THCS, THPT: Dành cho những người đã có bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên. Với nghiệp vụ sư phạm Tiểu học sẽ được đào tạo theo TT11/2021/TT-BGDĐT ngày 05/04/2021. Nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT được đào tạo theo TT12/2021/TT-BGDĐT ngày 05/04/2021.
  • Khóa đào tạo NVSP viên Đại học, Cao đẳng: Dành cho người đã tốt nghiệp đại học muốn trở thành giảng viên. Chương trình học được đào tạo theo TT12/2013/TT–BGDĐT ngày 12/4/2013.
  • Khóa học chứng chỉ sư phạm dạy nghề: Dành cho người đã tốt nghiệp THPT trở lên, có nhu cầu đứng lớp hoặc mở trung tâm dạy nghề. Chương trình học được đào tạo theo Thông tư số 06/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH
  • Chứng nhận NVSP Trung cấp chuyên nghiệp: Dành cho người đã tốt nghiệp Trung cấp, cao đẳng, đại học muốn giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục thường xuyên hoặc các trung tâm đào tạo nghề. Chương trình học được đào tạo theo TT10/2013/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

Cụ thể tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
  • Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

  • Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
  • Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Điều kiện cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Theo Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:

  • Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định
  • Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.

Nội dung bồi dưỡng cho giảng viên ĐH

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục II Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT như sau:

  • Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ

Trong đó bao gồm:

  • Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
  • Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ
  • Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ

Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên THCS – THPT

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT như sau:

Cấu trúc và thời lượng chương trình

  • Cấu trúc chương trình: Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh
    • Khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS
    • Có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT
    • Có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
  • Thời lượng chương trình
    • Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).
    • Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.

Khối học phần chung (phần A)

Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.

(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)

Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.

Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.

Nội dung bồi dưỡng sư phạm giáo viên tiểu học

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT như sau:

Khối lượng chương trình

Tổng số: 35 tín chỉ, trong đó:

  • Phần bắt buộc (BB): 31 tín chỉ.
  • Phần tự chọn (TC): 04 tín chỉ.

(01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

* Nội dung phần bắt buộc: Tối thiểu (31 tín chỉ).

* Nội dung phần tự chọn: Chọn 02 học phần trong 07 học phần theo quy định

Tuyển sinh Liên thông, Văn bằng 2, Vừa học vừa làm